Các ký hiệu như đã nói ở trên là thể hiện cho sáu nhóm vật liệu phổ biến trong ngành cơ khí và được phân loại theo tiêu chuẩn ISO. Ngoài biểu thị bằng ký tự chữ cái thì mỗi nhóm vật liệu này còn được gán theo những màu sắc cố định sẽ được thể hiện thêm ở phần dưới.
ISO P – Ký hiệu cho nhóm vật liệu thép
Thép là nhóm vật liệu phổ biến nhất trong ngành gia công cơ khí, nó là hợp kim của sắt (Fe) và Cacbon (C), cũng có thể thêm các nguyên tố khác với hàm lượng nhỏ để cải thiện tính chất của sắt. Nhóm P thể hiện cho các loại thép từ thép cacbon, thép hợp kim, thép gió và cả thép không gỉ ferritic và martensitic. Màu sắc thể hiện đi kèm với ký hiệu P là màu xanh làm.
ISO M – Ký hiệu cho nhóm vật liệu thép không gỉ
Thép không gỉ, hay chúng ta thường gọi là inox, là loại hợp kim thép với hàm lượng crom (Cr) tối thiểu 12%, ngoài ra còn có thêm một số nguyên tố khác như niken (Ni) hay molypden (Mo). Thép không gỉ có 4 nhóm chính là austenitic, ferritic, austenitic-ferit, martensitic, đặc trưng là bề mặt sáng bóng và khả năng chống ăn mòn cực tốt. Mảnh cắt dùng cho gia công nhóm thép không gỉ phải có khả năng chịu nhiệt và chịu mài mòn cao. Màu sắc biểu thị cho nhóm vật liệu này là màu vàng.
ISO K – Ký hiệu cho nhóm vật liệu gang
Gang là hợp kim của sắt, cacbon và silic, cũng như một số loại nguyên tố khác, bao gồm gang trắng, gang xám, gang cầu, gang dẻo và gang giun. Gang có độ cứng cao nhưng giòn, khi gia công sẽ tạo ra phoi ngắn, vụn. Màu sắc thể hiện cho nhóm vật liệu gang là màu đỏ.
ISO H – Ký hiệu cho nhóm vật liệu thép cứng
Bao gồm các loại thép và gang được xử lý nhiệt để có độ cứng cao hơn trong khoảng 45-65 HRC. Với tính chất này nên chúng khó cắt hơn nên đòi hỏi lưỡi cắt cũng phải có độ cứng cao hơn và chống nhiệt, chống mài mòn tốt hơn. Màu xám sẽ đi kèm ký hiệu H để thể hiện cho nhóm vật liệu này.
ISO N – Ký hiệu cho nhóm vật liệu kim loại màu
Kim loại màu là nhóm vật liệu không chứa sắt bên trong thành phần, chúng thường có tính chất mềm, dễ cắt hơn sắt thép, gồm các vật liệu như nhôm, đồng, kẽm… Dụng cụ cắt cho nhóm vật liệu này thường có lưỡi sắc bén và cần kiểm soát phoi tốt. Màu xanh lá cây được sử dụng để biểu thị cho nhóm vật liệu này.
ISO S – Ký hiệu cho nhóm vật liệu siêu hợp kim
Nhóm vật liệu siêu hợp kim chịu nhiệt là các loại vật liệu có độ bền rất cao, chịu nhiệt và chống ăn mòn cực kỳ tốt. Chúng bao gồm các loại hợp kim của sắt, niken, coban và titan, thường được sử dụng trong các động cơ phản lực, tuabin, thiết bị y tế, hàng không vũ trụ. Bởi tính chất khó cắt nên các loại dao sử dụng cho gia công nhóm vật liệu này thường là các dao cắt CBN. Màu cam nâu được dùng để biểu thị đi kèm bên cạnh ký tự S.
Các vật liệu phi kim như nhựa, sợi thủy tinh, vật liệu tổng hợp sợi carbon, cao su cứng, than chì không thuộc nhóm vật liệu iso trên, và thường được ký hiệu là NO-ISO.
Làm sao lựa chọn dụng cụ cắt phù hợp với vật liệu gia công?
Đối với mỗi nhóm vật liệu hay mỗi loại vật liệu thì để tối đa hiệu suất gia công và đảm bảo cao nhất độ chính xác hay chất lượng bề mặt gia công thì cần phải có loại dụng cụ cắt phù hợp với loại vật liệu đó. Chẳng hạn các vật liệu dẻo thì cần dao độ sắc nét cao hơn và khả năng thoát phoi tốt hơn vì phoi thường dài dễ bị cuốn vào dụng cụ cắt. Hay các vật liệu có độ cứng cao thì cần dụng cụ cắt có độ cứng vững cao hơn, khả năng chống ăn mòn, chống sứt mẻ tốt hơn.
Trung tâm Đào tạo CNC CVTECH là Trung tâm đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ chuyên sâu về gia công CNC tại Hà Nội, sau đó giới thiệu học viên sang làm việc tại các Công ty tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Với phương pháp đào tạo gia công CNC thực chiến và ngắn hạn, Trung tâm đang có nhiều khóa học lập trình và vận hành máy cnc cấp tốc tại Hà Nội, đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, nhận đào tạo các học viên học nghề gia công CNC từ chưa biết gì, học viên học trái ngành cơ khí, cam kết giới thiệu việc làm thu nhập 8 – 12 triệu/tháng tại Việt Nam và 30 – 60 triệu/tháng tại Nhật Bản, Hàn Quốc ngay sau tốt nghiệp.
Học viên sẽ được học vận hành máy phay CNC và tiện CNC một cách bài bản, thực hành trên máy CNC hiện đại và sản phẩm thực tế không giới hạn thời gian. Ngoài ra, học viên còn được học đọc bản vẽ, thiết kế 2D, 3D, Lập Trình G-code và Lập Trình CNC trên phần mềm MasterCAM. Sau khi học xong, khi nhận bản vẽ học viên có thể tự phân tích, lên quy trình gia công, thiết kế, lập trình CNC, rồi vận hành máy CNC gia công sản phẩm và kiểm tra sản phẩm sau gia công.
THỜI GIAN VÀ HỌC PHÍ CÁC KHÓA HỌC CNC
TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CNC VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CVTECH
TT | TÊN KHÓA HỌC ( click vào tên khóa học để xem chương trình và đăng ký học) | THỜI GIAN | HỌC PHÍ | LỊCH HỌC |
1 | Học tập trung 1 tháng Tổng: 46 buổi, 180 giờ | 7 triệu đồng (40k/giờ học) | Học chính khóa: 8h – 17h hàng ngày, thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngoài lịch học chính khóa, học viên được lên Trung tâm thực hành không giới hạn vào buổi tối và cuối tuần. | |
2 | Học tập trung 1 tháng Tổng: 46 buổi, 180 giờ | 6 triệu đồng (33k/giờ học) | ||
3 | Học tập trung 2 tháng Tổng: 92 buổi, 360 giờ | 10 triệu đồng (28k/giờ học) | ||
4 | Học tập trung 1 tháng Tổng: 46 buổi, 180 giờ | 7 triệu đồng (40k/giờ học) | ||
5 | Khóa Combo 1 +2 +4: Lập trình và Vận hành máy Phay CNC và Tiện CNC toàn diện ( khóa này được nhiều học viên chọn nhất) | Học tập trung 3 tháng Tổng: 138 buổi, 540 giờ | 15 triệu đồng (28k/giờ học) |
Đặc biệt, tại Trung tâm Đào tạo CNC CVTECH, các bạn học xong nếu thấy chưa tự tin vào tay nghề thì được học lại miễn phí đến thành nghề thì thôi.
Các bạn muốn học nghề cơ khí ngắn hạn, học vận hành máy CNC ngắn hạn, học lập trình CNC, lập trình tiện CNC, lập trình máy CNC, học CNC cấp tốc, nâng cao tay nghề về gia công CNC hãy liên hệ tìm hiểu và đăng ký nhé.
CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ CVTECH VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CNC VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CVTECH
Địa chỉ: Lô 2 – Cụm Công nghiệp Lai Xá – Hoài Đức – TP Hà Nội ( Cách ĐH Công nghiệp Hà Nội 1 km)
Dẫn đường : https://maps.app.goo.gl/ByeSwkAZ9ARbKdKs6
Hotline - Zalo : Mr Quyết: 0969.081.015 - 0902.084.778
Mr Quân: 0941.568.790