Bản vẽ chế tạo là bản vẽ dùng để chế tạo chi tiết máy, bao gồm đầy đủ các thông tin để người gia công có thể chế tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh đạt yêu cầu.
- Khung tên: tên chi tiết, vật liệu, số lượng, khách hàng nào đặt, yêu cầu bề mặt, tỷ lệ biễu diễn…
- Hình biểu diễn chi tiết: bao gồm các hình chiếu chi tiết
- Dung sai: bao gồm dung sai kích thước, độ nhám, dung sai hình dáng
- Các yêu cầu kỹ thuật: như độ cứng, phương pháp gia công và nhiệt luyện chỉ định…
Từ đó, chúng ta có trình tự đọc bản vẽ chế tạo như sau:
Bước 1: Xem thông tin tổng quan về bản vẽ và đọc nội dung trong khung tên
Thông thường, bước đầu tiên trong đọc các bản vẽ chi tiết là đọc các thông tin tổng quan được ghi chú trong bản vẽ. Đó chính là những thông tin như: tên chi tiết, vật liệu, số lượng, khách hàng nào đặt, yêu cầu bề mặt, tỷ lệ biễu diễn… Các thông tin này được đóng khung ghi chú ở góc dưới bên phải của bản vẽ.
Vị trí khung tên trên bản vẽ
Khung tên trên giấy A4 theo tiêu chuẩn Việt Nam
Vị trí và thông tin trên khung tên theo tiêu chuẩn Việt Nam và Nhật Bản
Các thông tin quan trọng cần xác định ngay khi đọc bản vẽ như sau:
- Tên chi tiết hoặc mã bản vẽ: dùng để phân biệt và nhận biết chi tiết
- Vật liệu chế tạo: ảnh hưởng lớn đến công nghệ gia công và giá thành sản phẩm
- Số lượng: đây là thông tin rất quan trọng, quyết định nhiều đến công nghệ gia công, tiến độ sản xuất, giá thành sản phẩm
- Tỷ lệ bản vẽ
- Phương pháp chiếu được sử dụng: theo tiêu chuẩn ISO (hệ E) hay JIS (hệ A), thông tin này rất quan trọng để có thể đọc bản vẽ chính xác.
Bước 2: Đọc các hình chiếu của bản vẽ để xác định hình dạng chính xác của chi tiết
Sau khi nhìn tổng quan toàn bộ bản vẽ, việc tiếp theo chính là xem xét những hình biểu diễn, trình bày có trong bản vẽ. Bao gồm các hình chiếu, mặt cắt,… theo thứ tự từ trái qua phải. Sau đó xác định xem hình chiếu nào là hình chiếu chính, hình nào là hình chiếu cắt. Sau đó đọc đến các hình cắt trích nếu có. Xem xét tỉ mỉ từng hình chiếu trong sự liên quan giữa chúng được thể hiện ở bản vẽ . Phương pháp đọc các hình chiếu các bạn xem tại đây.
Bước 3: Đọc các kích thước chung và kích thước từng phần của các chi tiết
Bước này rất quan trọng, cùng với bước 2 xác định chính xác hình dạng và kích cỡ của chi tiết. Kích thước ảnh hưởng nhiều đến công nghệ gia công, khả năng gia công của máy, chọn phôi, khối lượng, giá thành sản phẩm…
Khi đọc kích thước cần chú ý phải đủ kích thước để dựng được hoàn toàn chi tiết, như thế mới đảm bảo gia công chính xác được chi sản phẩm theo bản vẽ. Nếu thấy thiếu kích thước cần trao đổi lại với bộ phận thiết kế sản phẩm để bổ sung đầy đủ trước khi bắt đầu lập quy trình gia công. Ngoài ra, nếu nhận thấy có những kích thước chưa phù hợp cũng có thể trao đổi lại với bộ phận thiết kế để tối ưu thiết kế và giá thành sản phẩm.
Bản vẽ chế tạo đế trượt với đầy đủ kích thước
Bước 4: Đọc các yêu cầu kỹ thuật, độ nhám bề mặt, dung sai của chi tiết
Đây là bước cuối cùng của quá trình đọc bản vẽ cơ khí. Trong bước này ta sẽ xác định các yêu cầu về độ chính xác gia công và chất lượng của sản phẩm. Các yêu cầu này rất quan trọng để xác định công nghệ và khả năng gia công máy móc, phương pháp gia công, giá thành sản phẩm, tiến độ sản xuất…Theo kinh nghiệm thì đây là phần kiến thức mà rất nhiều kỹ sư mới ra trường yếu, dẫn đến sai sót trong quá trình đọc bản vẽ và gia công sản phẩm.
Các dung sai cần xác định bao gồm: dung sai kích thước ( độ dài các cạnh chi tiết, đường kính lỗ và đường kính trụ, bán kính góc bo tròn…), dung sai về hình dáng chi tiết ( độ song song, độ phẳng, độ đồng tâm…). Dung sai có thể được biểu diễn ngay cạnh kích thước tương ứng hoặc lập bảng ở vị trí các cạnh của bản vẽ. Những dung sai quan trọng và yêu cầu chính xác cao như các lỗ định vị H7 thường được thể hiện ngay trên bản vẽ. Với các kích thước như vậy cần chú ý có công nghệ gia công hợp lý.
Độ nhám bề mặt của chi tiết gia công ảnh hưởng đến ngoại quan và độ bền mỏi của chi tiết, độ nhám càng nhỏ thì chất lượng và giá thành sản phẩm càng cao. Độ nhám bề mặt được ký hiệu theo 3 cách phổ biến có sự liên hệ lẫn nhau là Rz, Ra và ∇ . Thông thường độ nhám của chi tiết sẽ được thể hiện ngay ở hình biểu diễn. Đôi khi chúng được thể hiện ở góc trên bên phải của bản vẽ.
Ngoài các yêu cầu về dung sai và độ nhám trên, trên bản vẽ còn có thể có các yêu cầu khác về chất lượng sản phẩm như: Độ cứng bề mặt (HB hoặc HRC), phương pháp nhiệt luyện, vát các cạnh, ngoại quan sản phẩm …Người gia công cũng cần xác định rõ ràng các yêu cầu này để gia công sản phẩm đạt đúng yêu cầu của bản vẽ.
Như đã thấy, dung sai, độ nhám và yêu cầu kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong gia công, báo giá sản phẩm, nên để gia công sản phẩm tốt thì người gia công cần nắm chắc kiến thức và cách đọc các yêu cầu này. Nếu thấy có những yêu cầu chưa tối ưu có thể trao đổi lại với khách hàng, người thiết kế để tối ưu giá thành và chất lượng sản phẩm.
Ký hiệu dung sai và yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ cần chú ý
Bản vẽ chế tạo một chi tiết theo tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản
Video hướng dẫn đọc bản vẽ chế tạo cơ khí tiêu chuẩn ISO ( Việt Nam sử dụng)
Hướng dẫn đọc bản vẽ cơ khí tiêu chuẩn Nhật Bản JIS
Trung tâm Đào tạo CNC CVTECH là Trung tâm đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ chuyên sâu về gia công CNC tại Hà Nội, sau đó giới thiệu học viên sang làm việc tại các Công ty tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Với phương pháp đào tạo gia công CNC thực chiến và ngắn hạn, Trung tâm đang có nhiều khóa học lập trình và vận hành máy cnc cấp tốc tại Hà Nội, đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, nhận đào tạo các học viên học nghề gia công CNC từ chưa biết gì, học viên học trái ngành cơ khí, cam kết giới thiệu việc làm thu nhập 8 – 12 triệu/tháng tại Việt Nam và 30 – 60 triệu/tháng tại Nhật Bản, Hàn Quốc ngay sau tốt nghiệp.
Học viên sẽ được học vận hành máy phay CNC và tiện CNC một cách bài bản, thực hành trên máy CNC hiện đại và sản phẩm thực tế không giới hạn thời gian. Ngoài ra, học viên còn được học đọc bản vẽ, thiết kế 2D, 3D, Lập Trình G-code và Lập Trình CNC trên phần mềm MasterCAM. Sau khi học xong, khi nhận bản vẽ học viên có thể tự phân tích, lên quy trình gia công, thiết kế, lập trình CNC, rồi vận hành máy CNC gia công sản phẩm và kiểm tra sản phẩm sau gia công.
THỜI GIAN VÀ HỌC PHÍ CÁC KHÓA HỌC CNC
TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CNC VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CVTECH
TT | TÊN KHÓA HỌC ( click vào tên khóa học để xem chương trình và đăng ký học) | THỜI GIAN | HỌC PHÍ | LỊCH HỌC |
1 | Học tập trung 1 tháng Tổng: 46 buổi, 180 giờ | 7 triệu đồng (40k/giờ học) | Học chính khóa: 8h – 17h hàng ngày, thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngoài lịch học chính khóa, học viên được lên Trung tâm thực hành không giới hạn vào buổi tối và cuối tuần. | |
2 | Học tập trung 1 tháng Tổng: 46 buổi, 180 giờ | 6 triệu đồng (33k/giờ học) | ||
3 | Học tập trung 2 tháng Tổng: 92 buổi, 360 giờ | 10 triệu đồng (28k/giờ học) | ||
4 | Học tập trung 1 tháng Tổng: 46 buổi, 180 giờ | 7 triệu đồng (40k/giờ học) | ||
5 | Khóa Combo 1 +2 +4: Lập trình và Vận hành máy Phay CNC và Tiện CNC toàn diện ( khóa này được nhiều học viên chọn nhất) | Học tập trung 3 tháng Tổng: 138 buổi, 540 giờ | 15 triệu đồng (28k/giờ học) |
Đặc biệt, tại Trung tâm Đào tạo CNC CVTECH, các bạn học xong nếu thấy chưa tự tin vào tay nghề thì được học lại miễn phí đến thành nghề thì thôi.
Các bạn muốn học nghề cơ khí ngắn hạn, học vận hành máy CNC ngắn hạn, học lập trình CNC, lập trình tiện CNC, lập trình máy CNC, học CNC cấp tốc, nâng cao tay nghề về gia công CNC hãy liên hệ tìm hiểu và đăng ký nhé.
CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ CVTECH VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CNC VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CVTECH
Địa chỉ: Lô 2 – Cụm Công nghiệp Lai Xá – Hoài Đức – TP Hà Nội ( Cách ĐH Công nghiệp Hà Nội 1 km)
Dẫn đường : https://maps.app.goo.gl/ByeSwkAZ9ARbKdKs6
Hotline - Zalo : Mr Quyết 0969.081.015 - 0902.084.778
Mr Quân: 0941.568.790