Trong quá trình Vận hành máy CNC và Lập trình máy CNC, ta cần phải xác định được các vị trí của các bộ phận máy trong quá trình chuyển động, về nguyên tắc, ta cần phải gắn chúng vào những hệ trục toạ độ.
Các hệ tọa độ cho phép mô tả chính xác tất cả các điểm trên biên dạng của chi tiết cần gia công cũng như trong không gian, về cơ bản các hệ tọa độ được chia thành: Hệ tọa độ Đề-Các (Descartes) và hệ tọa độ cực.
Sau đâu Trung tâm đào tao CNC Cvtech sẽ giới thiệu với các bạn về các hệ tọa độ Đề-Các (Descartes) và hệ tọa độ cực
1. Hệ tọa độ Đề các
Một hệ tọa độ Đề các, còn gọi là hệ tọa độ vuông góc, dùng để mô tả chính xác các điểm xác định được tạo bởi hai trục tọa độ (hệ tọa độ Đêcac phẳng) hoặc ba trục tọa độ (hệ tọa độ Đêcac không gian) vuông góc với nhau. Trong hệ tọa độ Đêcac phẳng, ví dụ, trong hệ tọa độ X, Y, mỗi điểm trên mặt phẳng được xác định duy nhất bởi cặp tọa độ (X, Y) (xem hình 1). Khoảng cách tới trục Y được ký hiệu là tọa độ X và khoảng cách tới trục X được ký hiệu là tọa độ Y. Những tọa độ này có thể mang giá trị dương (+) hoặc âm (-).
Hình 1: Hệ tọa độ Đề Các với 2 trục (X,Y)
Nếu đặt bản vẽ chi tiết gia công trong hệ tọa độ này người ta có thể xác định được tất cả các điểm quan trọng của chi tiết đó. Các tọa độ X, Y có thể mang giá trị dương (+) hoặc âm (-) tùy theo vị trí đặt của điểm 0 (gốc của chi tiết)
Hệ tọa độ Đêcac không gian dùng để biểu diễn và xác định vị trí của chi tiết gia công trong không gian, ví dụ, đối với chi tiết gia công phay là cần thiết. Để mô tả duy nhất một điểm trong không gian cần thiết phải có 3 tọa độ, được gọi tương ứng là trục tọa độ X, Y và Z (xem hình 2).
Hình 2: Hệ tọa độ Đề các 3 trục (X,Y,Z)
Hệ tọa độ 3 chiều với các trục tọa độ có phạm vi dương (+) và âm (-) như vậy cho phép mô tả chính xác tất cả các điểm vị trí, trong không gian làm việc của một máy phay.
Để thống nhất việc lập trình, người ta quy ước như sau:
- Dụng cụ cắt quay tròn và thực hiện chuyển động tiến, chi tiết đứng yên.
- Các chuyển động tịnh tiến được biểu diễn theo hệ trục toạ độ vuông góc X,Y,Z.
Chiều của chúng được xác định theo quy tắc bàn tay phải, (theo quy tắc bàn tay phải: ngón tay cái là trục X, ngón tay trỏ là trục Y ngón tay giữa là trục Z)
Hình 3: Quy tắc bàn tay phải
Quy tắc bàn tay phải:
- Trục Z trùng với trục chính của máy. Chiều dương của trục Z (+Z) là dao chạy ra xa bề mặt gia công, chiều âm (- Z) là chiều dao ăn sâu vào vật liệu.
- Trục X là trục vuông góc với trục Z. Chiều dương của của trục (+X) là chiều dao dịch chuyển hướng từ tay trái sang tay phải, chiều âm (- X) là chiều ngược lại.
- Trục Y là trục vuông góc với trục X và trục Z. Chiều dương của trục Y là chiều hướng từ cổ tay đến đầu ngón chỏ, chiều âm là chiều ngược lại.
2. Hệ tọa độ cực
Trong hệ tọa độ Đêcac mỗi điểm được mô tả bằng tọa độ X và Y của nó. Đối với các biên dạng đối xứng quay tròn, ví dụ, các hình lỗ khoan dạng tròn, các tọa độ cần thiết cần được tính với tốn kém đáng kể.
Hình 4: Hệ tọa độ cực, góc alpha dương
Trong hệ tọa độ cực mỗi điểm được mô tả bằng khoảng cách của điểm đó (bán kính r) tới gốc tọa độ và góc (a) của nó tạo với trục nhất định. Góc (a) tạo với trục X trong hệ tọa độ X, Y. Nếu đo từ trục X dương đi ngược chiều kim đồng hồ góc sẽ mang dấu (+) (xem hình 4). Theo chiều ngược lại góc sẽ mang dấu âm (xem hình 5).
Hình 5: Hệ tọa độ cực ( góc alpha âm)
3. Góc quay của trục
Mỗi trục cơ bản X, Y và z có các trục quay quanh tương ứng. Các góc quay của trục được ký hiệu với A, B, c, trong đó A quay quanh trục X, B quay quanh trục Y và c quanh trục z (xem hình 6). Chiều quay là dương nếu nhìn từ gốc tọa độ theo hướng chiều quay chạy theo kim đồng hồ (giống như chuyển động của con vít với ren phải hoặc chiều quay của cái mở nút chai).
Hình 6: Góc quay của trục với chiều xoay
Ký hiệu của góc A, B và c trên tọa độ cực có thể được rút ra từ hình 6. Nếu điểm đến nằm trong mặt phẳng X, Y của hệ tọa độ thì góc tọa độ cực tương ứng với góc quay quanh trục z là c. Trong mặt phẳng Y/Z góc tọa độ cực tương ứng với góc quay quanh trục X là A. Trong X/Z tương ứng với góc quay quanh trục Y là B.
Trung tâm Đào tạo và giới thiệu việc làm CVTECH là Trung tâm đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ chuyên sâu về gia công CNC. Hiện nay chúng tôi đang có nhiều khóa học lập trình và vận hành máy cnc, đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, nhận đào tạo các học viên học nghề gia công CNC từ chưa biết gì, cam kết giới thiệu việc làm ngay sau tốt nghiệp. Các bạn muốn học nghề cơ khí, học vận hành máy cnc, học lập trình cnc, lập trình tiện cnc, lập trình máy cnc, học cnc cấp tốc, nâng cao tay nghề về gia công CNC hãy liên hệ tìm hiểu và đăng ký nhé.
- Khóa học vận hành máy Tiện CNC thực tế: Tìm hiểu và Đăng ký
- Khóa học Lập trình và vận hành máy Phay CNC: Tìm hiểu và Đăng ký
- Khóa học Lập trình và Vận hành máy CNC Toàn diện (học cả phay CNC và tiện CNC): Tìm hiểu và Đăng ký
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ CVTECH VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CVTECH
Điện thoại hỗ trợ chung : 0969.081.015 - 0941.568.790
Đào tạo tại các công ty liên hệ : 0969.081.015
Liên hệ tuyển lao động: 0969.081.015
Địa chỉ: Lô 2 - Cụm Công Nghiệp Lai Xá - Kim Chung - Hoài Đức - TP.Hà Nội
Điện thoại: 0969.081.015 - 0941.568.790
Email: cvtechvn@gmail.com