CẤU TẠO VÀ CÁCH SỬ DỤNG THƯỚC CẶP CƠ KHÍ

12:19 CH
Thứ Tư 16/08/2023
 918

          Thước cặp cơ khí (thước kẹp) là một loại thước chuyên dụng được dùng trong ngành cơ khí. Nó được xem là công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ một kỹ sư, một người thợ cơ khí nào. Vậy thước cặp cơ khí là gì? Cấu tạo thước cặp như thế nào? Sử dụng thước cặp như thế nào cho đúng cách?

Thước cặp cơ khí là gì?

 Thước cặp còn được biết đến với tên gọi khác là thước kẹp. Đây là một dụng cụ đo chính xác được sử dụng trong nhiều ngành nghề sản suất như: cơ khí, đồ gỗ, đồ nhựa, nhôm kính… Chúng được dùng trong việc đo khoảng cách giữa hai mặt đối diện của một chi tiết, vật thể nào đó. Nhờ thiết kế độc đáo, các đầu của thước có thể được điều chỉnh một cách dễ dàng cho phù hợp với những điểm cần đo.

Thước kẹp hay thước cặp là một dụng cụ quan trọng đối với ngành cơ khí, kỹ thuật

 Đặc điểm của thước cặp chính là tính đa dạng, phạm vi đo rộng, độ chính xác cao và giá thành rẻ. Chúng được dùng để đo kích thước như chiều dài, chiều rộng của các chi tiết hình trụ, hình vuông. Hoặc cũng có thể dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài chiều sâu của những vật dạng hình hộp, hình trụ dài, hình trụ rỗng với độ chính xác cao…

Phân loại thước cặp cơ khí

- Về cấu tạo, có 03 loại thước cặp thông dụng gồm:

  • Thước cặp cơ: hiển thị kết quả đo trên vạch cơ khí
  • Thước cặp đồng hồ: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số
  • Thước cặp điện tử: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử

Hình ảnh thước cặp cơ

Hình ảnh thước cặp đồng hồ

Hình ảnh thước cặp điện tử

 - Về độ chính xác, có thể phân loại thước cặp cơ thành 3 loại:

  • Thước kẹp 1/10: đo được kích thước chính xác tới 0.1mm.
  • Thước kẹp 1/20: đo được kích thước chính xác tới 0.05mm.
  • Thước kẹp 1/50: đo được kích thước chính xác tới 0.02mm.

Cấu tạo thước cặp cơ khí

      Cấu tạo thước cặp như ở hình dưới, bao gồm các bộ phận chính là: Thân thước, du xích, mỏ cặp, thước đo sâu, vít giữ.

Cấu tạo thước cặp cơ

Hướng dẫn sử dụng thước cặp cơ khí

-   Trước khi đo cần kiểm tra xem thước có chính xác không, thước chính xác khi 2 mỏ đo của thước sít vào nhau thì vạch "0"của du tiêu trùng với vạch "0"của thước chính.

-   Phải kiểm tra xem vật đo có sạch, có “bavia” không nếu đo tiết diện tròn phải đo theo hai chiều, đo trên chiều dài phải đo ở 3 vị trí.

-   Khi đo nới lỏng vít hãm, đẩy mỏ động lùi xa mỏ tĩnh, giữ cho mặt phẳng chính (mỏ cặp) của thước song song và vuông góc với kích thước cần đo, đẩy nhẹ mỏ động vào sát vật đo. Sau đó vặn các vít hãm để cố định mỏ đo với vật đo và đọc kết quả đo. Nới lỏng vít hãm, đẩy mỏ động lùi ra khỏi chi tiết đo và đưa mỏ động về vị trí  "0".

-   Khi đo kích thước bên trong (chiều rộng rãnh, đường kính lỗ) nhớ cộng thêm kích thước của 2 mỏ đo vào trị số đọc trên thước ( thường kích thước của hai mỏ đo a = 10mm) .Phải đặt hai mỏ thước đúng vị trí đường kính lỗ và cũng đo theo hai chiều.

- Cách thao tác đo bằng thước cặp: Thước cặp đo được các kích thước bên ngoài (chiều dài, chiều rộng, chiều cao, đường kính ngoài) các kích thước bên trong (đường kính lỗ, chiều rộng rãnh)

Cách đo bằng thước cặp trên chi tiết thực tế

-   Cách đọc trị số trên thước cặp:

+   Khi đo xem vạch “0” của du tiêu ở vị trí nào của thước chính ta đọc phần nguyên của kích thước ở trên thước chính, là vạch gần nhất với vạch “0” phía bên trái của du tiêu ta được phần nguyên.

+   Xem vạch nào của du tiêu trùng với một vạch bất kỳ của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó trên du tiêu ( tại vị trí trùng nhau)

+   Kích thước đo xác định theo biểu thức sau: L = m + k . a / n

Trong đó: L- kích thước cần đo.

                 m - số vạch của thước chính nằm phía trái vạch “0” của du tiêu.

                K - Vạch của du tiêu trùng vạch của thước chính.

               a/n - Độ chính xác của thước.   

Ví dụ 1:

Có 2 chỗ cần chú ý trên thước cơ như mũi tên.
-Thứ 1 là vạch chia 0.02 mm.
Còn những vạch chia khác như 0.1 mm, 0.05 mm. Hoặc đơn vị là inch (vạch chia ở đây là khả năng đọc của thước)
-Thứ 2: vạch trên thước chính và vạch trên du xích.
*Vạch trên du xích:
Ta để ý vạch trên du xích hay thước phụ có 50 vạch, trải dài từ 0 1 2… đến 9 0.
Mỗi vạch trên thước tương ứng với 0.02 mm. 50 vạch x 0.02 = 1 mm.
50 vạch trên du xích tương ứng với 1 mm trên thước chính.
*Vạch trên thước chính:
Ở hình trên ta thấy vạch 0 trên du xích đã gần ngay giữa 2 vạch 37 mm và 38 mm. Nếu nhìn sơ sơ chưa tính kết quả đo chính xác thì kết quả gần 37.50.
Giờ ta tính kết quả cụ thể như sau:
Ta dùng kính lúp xem vạch nào trùng nhất ngay thẳng nhất 1 đường thẳng từ vạch trên thước chính xuống thước phụ thì vạch đó là số lẻ phía sau số nguyên của thước chính.
Hình trên vạch trùng nhất là vạch 23 trên du xích
Ta có: 37+(23*0.02)= 37.46 mm

Ví dụ 2 :

Ở hình ví dụ 2 do vạch số 0 trên du xích đã qua vạch 8 mm trên thước chính và vạch số 4 trên du xích là trùng nhất thì kết quả đo như sau:
Ta có: 8+(4*0.02)=8.08 mm
Thước cặp điện tử

          Với sự phát triển của công nghệ và yêu cầu về độ chính xác của sản phẩm cơ khí ngày càng cao, thước cặp điện tử đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Thước cặp điện tử có cấu tạo và cách sử dụng gần tương tự thước cặp cơ, được thiết kế chắc chắn, cứng cáp và có bổ sung màn hình hiển thị LCD giúp người dùng dễ dàng quan sát và đọc kết quả, từ đó giúp nâng cao độ chính xác là tốc độ đo so với thước cặp cơ.

        Thông thường, thước cặp điện tử phổ biến nhất vẫn là loại 150mm, 200mm, 300mm. Độ chính xác đo được của thước cặp điện tử thường là 0.01mm, có một số loại đo được đến 0.005mm.

Cấu tạo của thiết bị thước cặp điện tử Mitutoyo

Cách Đo Và Đọc Thước Kẹp Cơ Khí Chi Tiết 

           Trung tâm Đào tạo CNC CVTECH là Trung tâm đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ chuyên sâu về gia công CNC tại Hà Nội, sau đó giới thiệu học viên sang làm việc tại các Công ty tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Hiện nay Trung tâm đang có nhiều khóa học lập trình và vận hành máy cnc cấp tốc tại Hà Nội, đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, nhận đào tạo các học viên học nghề gia công CNC từ chưa biết gì, học viên học trái ngành cơ khí, cam kết giới thiệu việc làm thu nhập 8 – 12 triệu/tháng tại Việt Nam và 30 – 60 triệu/tháng tại Nhật Bản, Hàn Quốc ngay sau tốt nghiệp. Học viên sẽ được học vận hành máy phay CNC và tiện CNC một cách bài bản, thực hành trên máy CNC hiện đại và sản phẩm thực tế. Ngoài ra, học viên còn được học đọc bản vẽ, thiết kế 2D, 3D, Lập Trình G-code và Lập Trình CNC trên phần mềm MasterCAM. Sau khi học xong, khi nhận bản vẽ học viên có thể tự phân tích, lên quy trình gia công, thiết kế, lập trình CNC, rồi vận hành máy CNC gia công sản phẩm và kiểm tra sản phẩm sau gia công.

       Các bạn muốn học nghề cơ khí, học vận hành máy cnc tại Hà Nội, học lập trình cnc tại Hà Nội, lập trình tiện cnc, lập trình máy cnc, học cnc cấp tốc tại Hà Nội, nâng cao tay nghề về gia công CNC hãy liên hệ tìm hiểu và đăng ký nhé.

CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ CVTECH VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CNC VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CVTECH

Địa chỉ: Lô 2 – Cụm Công nghiệp Lai Xá – Hoài Đức – TP Hà Nội ( Cách ĐH Công nghiệp Hà Nội 1 km)

Dẫn đường : https://maps.app.goo.gl/ByeSwkAZ9ARbKdKs6

Hotline - Zalo : Mr Quyết  0969.081.015 - 0902.084.778   

                                 Mr Quân:  0941.568.790

. .
.