Các phương pháp nhiệt luyện

17:48 CH
Thứ Năm 25/07/2024
 220

     Nhiệt luyện đóng góp một phần to lớn trong sự phát triển của nghành gia công cơ khí. Nhiệt luyện ngày càng cung cấp những vật liệu tốt hơn, bền hơn để gia công những sản phầm tốt nhất. Hãy cùng Trung tâm Cvtech tìm hiểu những phương pháp nhiệt luyện phổ biến nhất hiện nay

Ủ nhiệt

  • Là phương pháp nung nóng thép đến nhiệt độ nhất định (từ 200 – 10000C), giữ nhiệt lâu rồi làm nguội chậm cùng với lò để đạt được tổ chức ổn định.
  • Mục đích của ủ là:
    • Làm giảm độ cứng để dễ tiến hành gia công cắt.
    • Làm tăng độ dẻo để dễ tiến hành rập, cán và kéo thép ở trạng thái nguội.
    • Làm giảm hay làm mất ứng suất bên trong sau các nguyên công gia công cơ khí và đúc,hàn.
    • Làm nhỏ hạt thép nếu nguyên công trước làm hạt lớn.

     Tùy theo yêu cầu kỹ thuật người ta áp dụng các phương pháp ủ sau:

- Ủ hoàn toàn

     Để đạt được độ hạt nhỏ mịn của thép, do đúc hay rèn quá nhiệt, do nhiệt luyện sai chế độ, hạt bị thô. Ta khắc phụ bằng cách ủ hoàn toàn. Chế độ ủ hoàn toàn được thực hiện như sau: chi tiết được nung nóng đến nhiệt độ A3 + (30 – 500C). (A3 là đường cong GS trên giản đồ trạng thái) . Ở nhiệt độ tới hạn A3 thép chuyển biến hoàn toàn sang austenit, ta giữ nhiệt độ đó trong khỏang thời gian nhất định. Sau đó làm nguội cùng lò đến 200 – 5000C. Rồi tiếp tục làm nguội ngoài trời.

- Ủ đẳng nhiệt

     Để rút ngắn thời gian ủ người ta ủ đẳng nhiệt. Phương pháp này được tiến hành như sau: nung chi tiết đến nhiệt độ A3 + (20 – 300C). sau đó giữ nhiệt trong khỏang thời gian, rồi chi tiết được chuyển sang lò khác hoặc làm nguội ở nhiệt độ 680 – 7000C. Ở nhiệt 680 – 7000C chi tiết cần phải được giữ nhiệt trong khỏang 2 – 5 giờ. Tiếp đó làm nguội ngoài khí trời.

- Ủ để được xementit hạt

     Phương pháp này được sử dụng cho thép dụng cụ. Quá trình ủ làm thay đổi tổ chức tế từ xementit tấm thành xementit hạt, làm giảm độ cứng, tăng tính cắt gọt chi tiết. Ngoài ra còn làm giảm sự nứt, biến dạng trong khi tôi. Phương pháp này được tiến hành như sau: nung thép ở nhiệt độ A1 + (30 – 500C), giữ nhiệt từ 6 đến 8 giờ, giảm nhiệt với tốc độ từ 40 – 50 độ/giờ cùng với lò tới nhiệt độ 600 – 6500C, sau đó tiếp tục làm nguội ngoài khí trời.

- Ủ khử nội lực bên trong của thép

     Sau khi đúc, hàn và cán thì bên trong chi tiết sẽ xuất hiện nội lực. Để giảm ứng suất gây nứt chi tiết người ta ủ khử ứng suất. Phương pháp ủ được tiến hành như sau: nung nhiệt độ tới 500 – 6000C, giữ trong thời gian nhất định, sau đó làm nguội chậm cùng lò. Để rút ngắn thời gian giữ nhiệt, trong sản xuất người ta thường tăng nhiệt độ ủ lên tới 650 – 6800C. Vậy nhiệt độ ủ khử nội lực dưới điểm tới hạn A1 (7300C).

- Ủ không hoàn toàn

     Ủ không hoàn toàn là nung nóng chi tiết lên nhiệt độ cao hơn đường GSK, giữ chi tiết và làm nguội. Mục đích tạo những hạt mới đồng đều.

Thường hóa

  • Là phương pháp nhiệt luyện gồm nung nóng thép đến trạng thái hoàn toàn Austenit (A3 +(30 – 50oC) hay A­cm + (30 – 50oC)) giữ  nhiệt rồi làm nguội tiếp theo trong không khí tĩnh để Austenit phân hóa thành peclit phân tán thành xocbit với độ cứng tương đối thấp. Ưu điểm của phương pháp này là giải phóng lò ngay sau khi nung.
  • Mục đích của thường hóa cũng giống như ủ nhưng thường áp dụng cho các trường hợp sau:
    • Đạt độ cứng thích hợp để gia công cắt đối với thép cacbon thấp(£ 0,25%)
    • Làm nhỏ xementit để chuẩn bị cho nhiệt luyện cuối cùng.
    • Làm mấtxementit II ở dạng lưới của thép sau cùng tích.
    • Khử ứng suất trong thép do gia công áp lực.

Tôi thép

     Tôi thép là phương pháp nung nóng thép lên cao quá nhiệt độ tới hạn để làm xuất hiện tổ chức Austenit giữ nhiệt rồi làm nguội nhanh thích hợp để austenit chuyển thành mactenxit hay các tổ chức không ổn định khác với độ cứng cao.

     Mục đích của tôi thép là: Nâng cao độ cứng và tính chống mài mòn của thép.

     Có hai hình thức tôi là: tôi xuyên tâm và tôi mặt ngoài.

- Tôi xuyên tâm

     Giữ nhiệt và làm nguội nhanh hợp lý (làm nguội trong nhiều môi trường khác nhau). Chi tiết cứng cả trong lẫn ngoài. Để đánh giá hiệu quả của các phương pháp tôi người ta đưa vào chỉ tiêu độ thấm tôi.

- Tôi mặt ngoài

     Tôi mặt ngoài thực hiện bằng cách nung nhanh và làm nguội lớp mặt ngoài của chi tiết. Bề mặt chi tiết sau khi tôi có độ cứng cao còn phần lõi vẫn mềm và dẻo. Tôi mặt ngoài thường dùng để tôi bánh răng, các trục truyền động xoắn. Các phương pháp tôi mặt ngoài thường được sử dụng:

  • Tôi cao tần: là sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao để nung nhanh bề mặt ngoài của chi tiết.
  • Tôi bằng ngọn lửa ôxy – axêtylen:

     Nung nhanh chi tiết bằng ngọn lửa ôxy – axêtylen để bề mặt đạt đến nhiệt độ tới hạn A3 và làm nguội nhanh trong nước hay dung dịch hóa chất.

Ram thép

     Ram là phương pháp nhiệt luyện nung nóng thép đã tôi dưới các nhiệt độ nhiệt độ tới hạn (AC1), giữ nhiệt độ ở một thời gian và làm nguội. Nhằm để mactenxit và austenit dư phân hóa thành các tổ chức thách hợp phù hợp với điều kiện làm việc quy định.

     Mục đích của ram thép là làm giảm hoặc làm mất các ứng suất dư sau khi tôi đến mức cần thiết để đáp ứng điều kiện làm việc lâu dài của sản phẩm cơ khí mà vẫn duy trì cơ tính sau khi tôi.

Có 3 cách ram:

  • Ram thấp là phương pháp nung nóng thép đã tôi trong khoảng 150 – 2500C tổ chức đạt được là mactenxit ram.
  • Ram trung bình là phương pháp nung nóng thép đã tôi trong khoảng 300 – 4500C tổ chức đạt được là troxit ram.
  • Ram cao là phương pháp nung nóng thép đã tôi trong khoảng 500 – 6500C, tổ chức đạt được là xoocbit ram.

Ngoài ra còn có phương pháp nhiệt luyện kết hợp:

- Hóa nhiệt luyện: 

     Nung nóng vật liệu kết hợp làm thay đổi thành phần hóa học của bề mặt vật liệu. Từ đó dẫn đến thay đổi tính chất làm cho chúng có nhiều ưu điểm hơn vật liệu ban đầu.

- Cơ nhiệt luyện: 

     Nung nóng bằng nhiệt độ kết hợp với những tác động làm biến dạng dẻo. Nhằm thay đổi tổ chức cấu trúc vật liệu cơ tính, tính chất với diện tích lớn và mạnh hơn so với nhiệt luyện cơ bản.

 Trung tâm Đào tạo CNC CVTECH là Trung tâm đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ chuyên sâu về gia công CNC tại Hà Nội, sau đó giới thiệu học viên sang làm việc tại các Công ty tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Với phương pháp đào tạo gia công CNC thực chiến và ngắn hạn, Trung tâm đang có nhiều khóa học lập trình và vận hành máy cnc cấp tốc tại Hà Nội, đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, nhận đào tạo các học viên học nghề gia công CNC từ chưa biết gì, học viên học trái ngành cơ khí, cam kết giới thiệu việc làm thu nhập 8 – 12 triệu/tháng tại Việt Nam và 30 – 60 triệu/tháng tại Nhật Bản, Hàn Quốc ngay sau tốt nghiệp.

            Học viên sẽ được học vận hành máy phay CNC và tiện CNC một cách bài bản, thực hành trên máy CNC hiện đại và sản phẩm thực tế không giới hạn thời gian. Ngoài ra, học viên còn được học đọc bản vẽ, thiết kế 2D, 3D, Lập Trình G-code và Lập Trình CNC trên phần mềm MasterCAM. Sau khi học xong, khi nhận bản vẽ học viên có thể tự phân tích, lên quy trình gia công, thiết kế, lập trình CNC, rồi vận hành máy CNC gia công sản phẩm và kiểm tra sản phẩm sau gia công.

THỜI GIAN VÀ HỌC PHÍ CÁC KHÓA HỌC CNC

TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CNC VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CVTECH

TT

TÊN KHÓA HỌC

( click vào tên khóa học để xem chương trình

và đăng ký học)

THỜI GIAN

HỌC PHÍ

LỊCH HỌC

1

Vận hành máy Phay CNC thực chiến

Học tập trung 1 tháng

Tổng: 46 buổi, 180 giờ

7 triệu đồng

(40k/giờ học)

Học chính khóa: 8h – 17h hàng ngày, thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

 

Ngoài lịch học chính khóa, học viên được lên Trung tâm thực hành không giới hạn vào buổi tối và cuối tuần.

2

Lập trình máy Phay CNC chuyên sâu

Học tập trung 1 tháng

Tổng: 46 buổi, 180 giờ

6 triệu đồng

(33k/giờ học)

3

Combo khóa 1 + 2: Lập trình và vận hành máy Phay CNC

Học tập trung 2 tháng

Tổng: 92 buổi, 360 giờ

10 triệu đồng

(28k/giờ học)

4

Lập trình và Vận hành máy Tiện CNC

Học tập trung 1 tháng

Tổng: 46 buổi, 180 giờ

7 triệu đồng

(40k/giờ học)

5

Khóa Combo 1 +2 +4: Lập trình và Vận hành máy Phay CNC và Tiện CNC toàn diện

( khóa này được nhiều học viên chọn nhất)

Học tập trung 3 tháng

Tổng: 138 buổi, 540 giờ

15 triệu đồng

(28k/giờ học)

               Đặc biệt, tại Trung tâm Đào tạo CNC CVTECH, các bạn học xong nếu thấy chưa tự tin vào tay nghề thì được học lại miễn phí đến thành nghề thì thôi.

        Các bạn muốn học nghề cơ khí ngắn hạn, học vận hành máy CNC ngắn hạn, học lập trình CNC, lập trình tiện CNC, lập trình máy CNC, học CNC cấp tốc, nâng cao tay nghề về gia công CNC hãy liên hệ tìm hiểu và đăng ký nhé.

CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ CVTECH VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CNC VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CVTECH

Địa chỉ: Lô 2 – Cụm Công nghiệp Lai Xá – Hoài Đức – TP Hà Nội ( Cách ĐH Công nghiệp Hà Nội 1 km)

Dẫn đường : https://maps.app.goo.gl/ByeSwkAZ9ARbKdKs6

Hotline - Zalo : Mr.Quyết:  0969.081.015 - 0902.084.778   

                          Mr.Quân:  0941.568.790

. .
.