Dịch bệnh COVID-19 đã làm bộc lộ những rủi ro khi cung ứng các sản phẩm, thiết bị thiết yếu bị gián đoạn, không kịp thời do mạng lưới chuỗi cung ứng trải rộng toàn cầu cũng như nhiều chuỗi cung ứng quá phụ thuộc vào các trung tâm sản xuất và các thị trường lớn, nhất là Trung Quốc. Bên cạnh việc tối ưu hóa sản xuất và chi phí, việc dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng là xu hướng tất yếu trong tương lai nhằm phân tán và giảm thiều rủi ro.Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc ngày càng quyết liệt, xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu đang thể hiện mạnh mẽ, đặt ra cho Việt Nam đặc biệt là là ngành gia công CNC nhiều cơ hội.
COVID-19 đang được ví như một chất xúc tác, dự báo sẽ đẩy nhanh quá trình dịch chuyển sản xuất đầu tư vào Châu Á, và Việt Nam đang là một trong những ứng viên hàng đầu. Giới phân tích nhận định, bên cạnh yếu tố vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP thì giá nhân công, giá cho thuê mặt bằng, nhà xưởng của Việt Nam là những điểm hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.Có thể thấy rằng việc dịch chuyển cuỗi cung ứng đã và đang được các tập đoàn lớn đã và đang xúc tiến tại Việt Nam. Một ví dụ điển hình là Công ty Foxconn chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple chuyển dịch một phần dây chuyền sản xuất Ipad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple. Foxconn đang xây dựng một dây chuyền sản xuất Ipad, máy tính Macbook với khoản đầu tư 270 triệu USD( 6300 tỷ đồng) ở Bắc Giang đi vào hoạt động trong năm 2021. Thị trường đã chứng kiến làn sóng dịch chuyển của Hanwa (Hàn Quốc) về sản xuất phụ tùng máy bay đã di dời sang Hà Nội; Yokowo (Nhật Bản) về sản xuất thiết bị trên xe có động cơ đã di dời sang Hà Nam; Huafu (Trung Quốc) về dệt may đã di dời sang Long An…Đồng thời, một số thông tin cho thấy nhiều tập đoàn khác như Sharp, Nintendo và Komatsu từ Nhật Bản, Lenovo từ Hồng Kông đã công bố kế hoạch chuyển đến hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam… Hay trong năm 2021, dự án đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam có mở rộng đáng lưu ý nhất là LG (Hàn Quốc) rót thêm 1,4 tỉ USD, nâng tổng vốn đầu tư tại Hải Phòng lên 4,65 tỉ USD, trở thành dự án FDI lớn nhất tại địa phương này. Gần đây nhất đầu năm 2022, tập đoàn SamSung tiếp tục tăng số vốn đầu tư thêm 920 triệu USD vào nhà máy Samsung Electro – Mechanics tại Thái Nguyên, nâng tẩng số vốn đầu tư vào nhà máy này tăng từ 1,35 tỷ USD lên 2,27 tỷ USD. Khi các tập đoàn lớn mở rộng đầu tư tại Việt Nam sẽ kéo theo nhiều các tập đoàn khác cùng các công ty trong chuỗi cung ứng về Việt Nam sẽ kích thích thị trường lao động ở tất cả các ngành nghề đặc biệt là gia công CNC. Trong những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành gia công CNC ngày một tăng, chính vì vậy đây được đánh giá là một nghề có tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực, hiện nay có khá nhiều cơ sở đào tạo nghề này ở các trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng nghề, đến Đại học. Tuy nhiên, ở trình độ Trung cấp và Cao đẳng nghề gia công CNC có ưu điểm hơn về thời gian đào tạo và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, việc xét tuyển đầu vào cũng dễ dàng hơn nhiều so với bậc đại học.Các sinh viên khi tốt nghiệp chuyên nghành này hầu hết tốt nghiệp ra trường là có việc làm ngay. Lao động CNC có tăng trong những năm gần đây nhưng với bối cảnh các tập đoàn lớn, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam như hiện nay theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì Việt Nam đang còn thiếu hụt rất nhiều nhân lực trong ngành này trong tương lai , các doanh nghiệp đang khá chật vật để thu hút lao động có tay nghề lao động cao
Với việc dịch chuyển mạnh mẽ của các chuỗi cung ứng gia công của các tập đoàn lớn trên thế giới, được tiếp xúc với quy trình sản xuất tiên tiến, hiện đại đòi hỏi khắt khe về chất lượng thì trình độ sản xuất, kỹ năng lao động sẽ kéo theo một bậc mới làm tiền đề cho việc nâng cao mức lương cho ngành gia công CNC. Hiện tại mức lương cơ bản cho lao động khi mới vào ngành là khoảng từ 5 đến 8 triệu tùy tay nghề. Tương lai con số này dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh cung không đủ cầu về nhân lực. Được biết, Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Ngành Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Quy hoạch mục tiêu, tập trung vào 10 ngành công nghiệp chủ yếu, trong đó ngành cơ khí - luyện kim được được ưu tiên hàng đầu.
Chính vì vậy lựa chọn về ngành cơ khí nói chung, vận hành và lập trình CNC nói riêng là lựa chọn không hề tồi trong tương lai đâu các bạn nhé.