Đồ gá là một loại trang bị công nghệ dùng để xác định vị trí của phôi so với dụng cụ cắt và giữ chặt phôi ở vị trí dưới tác dụng của lực cắt trong khi gia công. Đồ gá phay cũng được cấu tạo bởi các bộ phận định vị, bộ phận kẹp chặt, bộ phận dẫn hướng, vỏ đồ gá ngoài ra còn có một số chi tiết đặc biệt như chốt định hướng, cữ so dao, căn so dao.
Đây là cách gá đặt phôi phổ biến nhất trên máy phay CNC. Ê-tô có cấu tạo gồm 2 hàm đặt song song với nhau, một di chuyển và một nằm cố định. Cơ chế trượt dựa trên vít và đòn bẩy giữ chặt cho tiết của bạn trong quá trình gia công. Tính linh hoạt của ê-tô khá cao, hầu như có thể gắn được hầu hết các chi tiết có hình dạng khác nhau.
Cách này thường dùng gá kẹp những chi tiết đơn giản mang tính chất chuyên dùng, thường gá những chi tiết dạng khối, hộp…với kích thước không quá lớn.
Hình 1. Cách gá phôi trên máy phay CNC bằng Ê - tô
Ưu điểm:
- Có tính linh hoạt cao.
- Có thể gia công được cả biên dạng ngoài và biên dạng hốc trong.
Nhược điểm:
- Chỉ có thể gia công được những chi tiết có chiều cao thấp không được vượt quá phạm vi kẹp của ê-tô.
- Không gia công được những chi tiết có kích thước quá lớn.
Chấu kẹp sử dụng rất dễ dàng, đầu tiên đặt nó lên trên chi tiết gia công sau đó cố định nó vào bàn máy. Phương pháp này thường dùng để kẹp các chi tiết lớn mà ê tô không kẹp được, các tấm mỏng hoặc những chi tiết có hình dáng phức tạp.
Hình 2. Kẹp bằng đòn kẹp
Ưu điểm:
- Cho phép gắn được vật liệu có chiều cao lớn hoặc biên dạng phức tạp.
- Không tốn nhiều không gian làm việc.
Nhược điểm:
- Chỉ có thể phay được biên dạng hốc trong chứ không thể phay được biên dạng ngoài do có thể làm dao bang vào chấu kẹp. Nếu muốn phay bao phải gá nhiều lần.
Với các chi tiết mỏng và có kích thước lớn, thường dùng băng keo hai mặt để dán vào bàn máy hoặc tấm gá. Đây là một trong các cách gá phôi trên máy phay CNC đơn giản nhất để giữ chi tiết gia công vì chỉ cần dán băng keo 2 mặt ở dưới cùng của chi tiết và gắn nó vào bàn máy, nó cũng giúp nâng chi tiết của ta cách bàn máy khoảng 0.5mm.
Hình 3. Một loại băng keo hai mặt được dùng để gá phôi trên máy phay CNC
• Ưu điểm: Dễ sử dụng, giảm rung chấn,…
• Nhược điểm: Vì giữ bằng keo nên dễ tróc gây nguy hiểm trong quá trình gia công,
ít được sử dụng trong gia công chi tiết cơ khí, giải pháp chỉ sử dụng 1 lần. Do lực kẹp của băng keo nhỏ nên chỉ phù hợp gia công khi lực cắt nhỏ.
Lực hút từ tường được tạo ra thông qua việc kết hợp những ô vuông cực từ. Mật độ phân bố những ô vuông cực từ này rất dày đặc nên tạo ra một lực rất lớn và đảm bảo được độ chính xác cao trong quá trình gá phôi lên bàn máy.
Hình 4. Kẹp bằng bàn từ
Ưu điểm:
• Tạo ra lực từ lớn không kém gì những phương pháp gá đặt khác.
• Có thể phay bao, phay rãnh, hốc mà không bị hạn chế như dùng đòn kẹp.
• Tiết kiệm thời gian gá đặt, không tiêu thụ điện năng nên không phát sinh chi phí.
• Gá đặt chính xác và tiết kiệm thời gian.
Nhược điểm:
• Chỉ có thể hút được những vật liệu có từ tính như: thép, sắt,… không có tác dụng
đối với nhôm và inox.
Hình 5. Cách gá phôi trên máy phay CNC bằng Bàn hút chân không
Ưu điểm:
• Thời gian gá đặt chi tiết nhanh.
• Kẹp được những chi tiết mỏng mà không làm cong, vênh.
• Chi phí đầu tư không cao.
• Kẹp được các chi tiết vật liệu không phải là thép.
Nhược điểm:
• Chi hút được những chi tiết có mặt phẳng tương đối đều và không bị thủng lỗ.
• Việc hút được chi tiết hay không còn phụ thuộc nhiều vào máy nén khí.
Ưu điểm:
• Gia công được những chi tiết có biên dạng phức tạp.
Nhược điểm:
• Tốn kinh phí do phải thiết kế riêng.
• Chỉ kẹp được biên dạng của một chi tiết cố định.
Hình 6. Cách gá phôi trên máy phay CNC bằng Đồ gá chuyên dụng
Hình 7. Sử dụng mâm cặp kết hợp đầu phân độ để phay chi tiết lục giác
Hình 8. Dùng mâm cặp kết hợp đòn kẹp gá phôi tròn xoay
Ngoài các cách gá phôi trên máy phay cnc phổ biến trên, trên thực tế thì có thể còn có thêm nhiều cách nữa do người lâu năm trong nghề có thể sáng tạo ra.
- Phù hợp với kích thước và hình dáng của chi tiết gia công.
- Đơn giản, chính xác và an toàn.
- Đối với các chi tiết có dạng hình hộp:
+ Chi tiết có kích thước nhỏ thường dùng êtô để gá kẹp.
+ Chi tiết có kích thước lớn có thể gá trực tiếp trên bàn máy, gá bằng đòn kẹp, hàm kẹp…
- Đối với chi tiết dạng trụ tròn thường chọn đồ gá bằng khối V hoặc mâm cặp
Trung tâm Đào tạo và giới thiệu việc làm CVTECH là Trung tâm đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ chuyên sâu về gia công CNC. Hiện nay chúng tôi đang có nhiều khóa học lập trình và vận hành máy cnc, đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, nhận đào tạo các học viên học nghề gia công CNC từ chưa biết gì, cam kết giới thiệu việc làm ngay sau tốt nghiệp. Các bạn muốn học nghề cơ khí, học vận hành máy cnc, học lập trình cnc, lập trình tiện cnc, lập trình máy cnc, học cnc cấp tốc, nâng cao tay nghề về gia công CNC hãy liên hệ tìm hiểu và đăng ký nhé.
- Khóa học vận hành máy Tiện CNC thực tế: Tìm hiểu và Đăng ký
- Khóa học Lập trình và vận hành máy Phay CNC: Tìm hiểu và Đăng ký
- Khóa học Lập trình và Vận hành máy CNC Toàn diện (học cả phay CNC và tiện CNC): Tìm hiểu và Đăng ký
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ CVTECH VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CVTECH
Điện thoại hỗ trợ chung : 0969.081.015 - 0941.568.790
Đào tạo tại các công ty liên hệ : 0969.081.015
Liên hệ tuyển lao động: 0969.081.015
Địa chỉ: Lô 2 - Cụm Công Nghiệp Lai Xá - Kim Chung - Hoài Đức - TP.Hà Nội
Điện thoại: 0969.081.015 - 0941.568.790
Email: cvtechvn@gmail.com